Cân điện tử được chia thành nhiều loại và là thiết bị đo đếm trọng lượng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đến nổi có thể mỗi ngày bạn đều gặp nó và vô thức ta quên nó đang tồn tại quanh mình. Chủng loại của cân điện tử được phân định chủ yếu qua ứng dụng của nó và tải trọng hay thang đo. Trị số trọng lượng được hiển thị dưới dạng kỹ thuật số, thay vì bạn phải đọc qua vạch chia hay nấc ngưỡng trên thanh cân bằng.

Nguyên lý hoạt động của cân điện tử

Căn bản dựa trên cảm biến tải trọng hay thường gọi là load cell. Cốt lõi của load cell lại dựa trên sự thay đổi điện trở của vật liệu khi bị biến dạng cơ học. Phần tử nhỏ bé này có tên gọi là strain gauge, lá điện trở. Tùy theo lực tác động làm biến dạng lá điện trở mà trị số trở kháng thay đổi. Trở khác thay đổi dẫn đến dòng điện chạy qua nó thay đổi khi đặt một điện áp ở 2 đầu cảm biến.

Dựa trên sự biến đổi này, con người suy ra trọng lượng của vật thể gây biến dạng. Để đi sâu hơn nữa, có lẽ sẽ làm các bạn nhức đầu, bởi nó cũng là một vài luận văn tốt nghiệp của kỹ sư. Tóm gọn là chuyển đổi từ tín hiệu analog sang tín hiệu số và quy đổi ra trọng lượng.

Vì lá điện trở (strain gauge) nhỏ bé, mong manh nên nó được chia thành nhiều loại, vì thế nó có nhiều load cell. Loại dùng trong cân điện tử của khuôn khổ thư mục này chủ yếu là loại có độ nhạy cao. Độ nhạy càng cao, độ phân giải của bộ chuyển đổi AD càng lớn sẽ cho cân càng chính xác.

Cân điện tử thì cần quan tâm thông số nào?

Giống như mọi loại thiết bị đo, thang đo và độ chính xác là 2 yếu tố quan trọng nhất. Cân điện tử thêm vào đó là độ nhạy, nói cách khác nó chính là bước nhảy của cân. Diễn giải kỹ hơn là vầy, giả sử bạn có 1 cái cân, bạn quăng 1 hạt gạo lên đó, nếu nó phát hiện được và nhảy số trên màn hình ⇒ bạn đang có 1 cái cân tiểu li. Nếu nó không nhảy số, bạn quăng trái nho lên, cân mới nhảy số ⇒ bạn đang có cái cân kỹ thuật. Nếu nó không biến đổi, bạn quăng trái dừa lên nó mới thay đổi ⇒ giới hạn trọng lương của vật thể mà tại đó, cân có thể phát hiện ra thì đó chính là bước nhảy của cân.

Bước nhảy của cân thường được hiểu giống như độ nhạy của nó. Nó khác biệt với độ tuyến tính (linearity). Với thang đo và độ chính xác giúp cho bạn chọn được chủng loại cân điện tử. Với độ nhạy của nó, quyết định đến giá thành sản phẩm và tùy theo bạn mong muốn nó đến đâu, bạn chọn loại tương ứng.

Ngoài 3 tiêu chí quan trọng ở trên, các tiêu chí phụ đôi khi cũng cần để ý tới, bởi nó mang lại tiện ích cho người dùng. Những giá trị cộng thêm này tạo nên sự khác biệt so với sản phẩm cùng dòng họ. Dưới đây là các tiêu chí khác.

  1. Cỡ chữ trên màn hình cỡ nào?
  2. Màn hình tinh thể lỏng có đèn chiếu sáng nền không?
  3. Cân điện tử có chức năng trừ bì hay không?
  4. Có cho chuyển đổi đơn vị khối lượng hay không?
  5. Có chống nước không? Cấp bảo vệ nào?
  6. Có chống rung không?

Có bao nhiêu loại cân điện tử

  1. Cân phân tích: đây là dòng chính xác nhất trong dân dụng và phòng thí nghiệm. Tât nhiên ta bỏ qua mấy thứ siêu việt khác. Loại này thường có độ nhạy rất cao, thang đo nhỏ và thường thì chúng có thêm khung che gió bằng kính. Bởi chỉ một tác động nhỏ của môi trường xung quanh cũng làm chỉ số trên cân nhảy múa.
  2. Cân tiểu li: Cân điện tử loại này có đối tượng lớn hơn dòng trên. Thỉnh thoảng bạn hay nghe đến chủng loài này ở các tiệm kim hoàn hay tiệm thuốc bắc dạng bột. Các đối tượng cân rất nhỏ và đòi hỏi độ chính xác cao.
  3. Cân kỹ thuật: Dòng này có khối lượng của đối tượng lớn hơn 2 loại trên. Thường gặp thang đo maximum tới 100kg hoặc nhỏ hơn.
  4. Cân bàn điện tử:
  5. Cân treo điện tử:
  6. Cân móc:
  7. Cân cần cẩu: Chuyên dụng thên các loại cẩu cầu trục hoặc trên hệ thống cảng biển, tàu bè.

Hiển thị tất cả 11 kết quả