Bộ tuýp socket khẩu chụp tip. Tên nghe dài và loằng ngoằng nhưng kiểu gì cũng đúng. Bộ đơn giản chỉ là tập hợp nhiều thứ vào trong 1 thùng kim loại, dù nó dày hay mỏng, nhiều hay ít món. Bất kể như thế nào, chúng cũng có quy luật để bạn chọn lựa dễ dàng. Vậy quy luật của chúng là gì? Cách thức chọn ra sao? Bạn vui lòng đi qua vài nguyên tắc dưới đây.

Cách chọn bộ tuýp, socket, khẩu, chụp.

Cho dù cách vẽ vời dưới đây có như thế nào, bạn cũng phải đi từ nhu cầu thực tiễn sử dụng của chính bạn để lựa. Vậy để chọn, trước tiên bạn hãy chọn bộ tuýp mà bạn mong muốn nó trong đầu trước. Sau đó mới đi tìm cái nào có sẵn mà nó phù hợp, rồi mới đến giá thành và sau cùng là hậu mãi ra sao.

Trước tiên, bạn chọn bộ socket cần thiết để xiết hay mở ốc từ size bao nhiêu mm hoặc inch tới bao nhiêu? VD: Bạn cần xiết búa xua vị trí trong nhà xưởng như cái nhỏ nhất là 8mm, lớn nhất là 32mm. Đây là yếu tố then chốt để bạn ra quyết định. Vì mua đắt hay rẻ, xịn hay củ chuối thì tóm lại mang về nó cũng phải giải quyết được đống ốc hến bạn có.

Nhị tiên là: Bạn dùng nó bằng máy xiết ốc hay bằng tay? Bởi nếu bằng tay, bạn cần loại tuýp trắng. Nếu bằng máy, bắt buộc phải là tuýp đen Impact socket. Nếu chọn sai, có thể sẽ hỏng đầu khẩu hoặc lãng phí tiền bạc. Vì socket trắng chỉ dùng cho vận tốc quay thấp hay momen xoắn nhỏ. Đầu khẩu đen thì ngược lại, chịu momen xoắn lớn, tốc độ quay lớn. Để tìm hiểu rõ hơn, bạn vui lòng xem bài viết về đầu tuýp trong site này.

Bước 1: Chọn đầu vuông cho bộ tuýp

Không có quá nhiều lựa chọn cho thông số này. Nhưng khoảng bulong đai ốc cần xiết ở trên, nó dẫn bạn tới quyết định đầu vuông cần thiết là bao nhiêu. Dưới đây là 6 loại có trên thị trường tính đến thời điểm này. Nó là quy ước chung toàn cầu, bạn có thể dùng mọi nơi được, trừ khi ai đó chế ra công cụ một cõi thì khỏi phải bàn.

1/4″ 3/8″ 1/2″ 3/4″ 1″ 1.1/2″

Lòng vòng cũng chỉ 6 loại này thôi, lớn hơn nữa hẳn phải là công cụ đặc thù hoặc bulong đai ốc đó siêu khủng. Bạn hiểu rằng 1 inch = 25,4mm. Có nghĩa là bạn lấy thước cặp (thường hay làm vậy để đo) ra đo, chúng chỉ hiện số thập phân, hoặc inch, hoặc mm chứ không thể hiện 1/2 hay 3/4″ như bảng phía trên. Vậy khi đo, bạn lấy số cơ bản hệ mét dưới đây.

6.35 mm 9.53 mm 12.7 mm 19,05 mm 25.4 mm 38.1 mm

Trên đây là quy đổi ra số thập phân, con số lý tưởng. Nhưng đời chẳng mấy khi lý tưởng thế đâu, bạn dùng thước kẹp điện tử để đo thì đôi khi nó cũng đúng y vậy. Nhưng hai khi thì nó cũng lệch ít nhiều, phụ thuộc kỹ năng đo và phương pháp đọc trị số đo. Hãy lấy nó gần nhất với bảng trên thôi. VD: khi đo vào đầu vuông của cần tự động, bạn có chỉ số đo trên màn hình LCD của thuớc cặp điện tử là 9.5m hoặc 9.4mm thì phang kết luận là đầu vuông 3/8″ được rồi.

Thông tin thêm cho đầu cái vuông.

Đầu vuông càng lớn, size của đầu típ càng lớn theo. Trở lại với chọn lựa từ 8mm đến 32mm ở trên, hiển nhiên phải có đầu vuông từ 1/2″ trở lên. Tất nhiên là loại 3/8″ cũng dùng được, nhưng bạn cần thêm một đống đầu nối, tăng giảm nhức đầu khác và nó không thuận tiện. Phổ biến nhất trên thị trường là loại bộ típ có vuông 1/2 inch. Vì hầu hết các size bulong đai ốc đều nằm trong khoảng dưới 46mm. Đây cũng là lý do vì sao xe tải hay xe container dù lớn cỡ nào, ốc bánh xe cũng không quá 46mm.

Ông nào mà chế xe có ốc 48mm thì cũng cá tính đấy, đầy hài hước nhưng sống một mình đi. Hỏng thì chẳng có ma nào sửa chữa được và tự hủy diệt mình. Vui vậy để bạn an tâm rằng, thứ bạn đang có, dễ kiếm vô cùng.

Bước 2: Chọn các phụ kiện đi theo bộ khẩu

Một trong những phụ kiện cần thiết nhất là tay vặn tự động hoặc cần lắc tự động. Đây là điều tối cần thiết, vì nó giúp bạn giảm đáng kể thời gian vận hành hay thi công. Nếu bạn đã có rồi, lời khuyên là chỉ nên mua bộ toàn đầu chụp thôi. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí nhất.

770-L1F cần tự động 1/2 inch nhả tuýp bằng nút nhấn

Tin vui là mặc nhiên mọi bộ tuýp đa năng đều có sẵn cần tự động. Vì thế bạn không phải lo lắng. Kế đến là các thanh nối dài, phổ biến luôn có 2 cây, 125mm hoặc 250mm. Thanh nối này giúp bạn thao tác với các bulong đai ốc nằm sâu trong hóc ông Tó. Hoặc đơn giản là nó làm cho bạn thao tác dễ dàng hơn.

Tùy theo nhà sản xuất, cũng có khi chỉ có 1 thanh nối dài, kết hợp luôn thanh trượt chữ T. Nhưng kiểu kết hợp này bạn chỉ thấy trong các bộ tuýp sản xuất ở các nước Châu Á. Còn phương Tây họ không làm vậy.

Tay quay chữ U và đầu lắt léo, 2 phụ kiện này có cũng được, không cũng chẳng sao. Phụ kiện tay vặn chữ U này chỉ có trong các bộ tuýp dùng tay, còn máy xiết ốc thì bản thân nó quay rồi, cần chi quay tay nữa đâu. Đầu lắc léo hay trục cardan, khớp xoay vạn năng cũng là 1. Cục này dùng để đảo hướng tiếp cận. Nó khá tiện dụng nên hầu hết các bộ chụp đều có.

Bước 3: Chọn kiểu đầu socket cho bộ tuýp

Nghe có vẻ hơi mơ màng nhưng quả đất này họ chỉ sản xuất có 2 loại thôi. Đó là loại 6 cạnh (6 points) hay 12 cạnh (12 points). Loại đầu chụp 6 cạnh có tên gọi tiếng Anh là hexagon, còn 12 cạnh là bi-hexagon. Tuy nó không quyết định gì nhiều, bởi 6 hay 12 thì cũng xơi hết đống ốc hến bạn chọn trên kia thôi. Thế nhưng chúng có vài điểm khác biệt dưới đây bạn tham khảo.

Đầu khẩu vuông 3/4 inch 12 cạnh hệ mét Elora Germany Tuýp 12 cạnh, góc xoay hiệu dụng 30 độ. Elora Germany đầu khẩu vuông 3/4 inch dòng 771-S đầu tuýp 6 cạnh, góc xoay hiệu dụng 60 độ. ELORA Germany
  1. Loại khẩu 6 cạnh: Góc xoay hiệu dụng 60o, vì vòng tròn 360 chia cho 6 thì nó = 60o. Có nghĩa là khi xoay, cứ 60o thì dường như đầu tuýp đối với bạn lại ở vị trí cũ về mặt thế năng. Ưu điểm là chúng nhanh, tuýp loại này khỏe hơn do cắt cạnh dày hơn. Nhược điểm là góc xoay lớn, chụp vào đầu ốc có xác xuất 1 phát ăn luôn thấp. Có khi bạn chụp vào lại phải xoay xoay tí nó mới ăn khớp vào nhau.
  2. Loại đầu chụp 12 cạnh: Góc xoay hiệu dụng 30o. Khả năng lắp ghép nhanh hơn loại trên, nhìn mặt tuýp nó cũng hoa mỹ hơn, như bông hoa vậy. Điểm đáng chú ý là loại 12 cạnh này chỉ có phổ biến ở loại tuýp trắng, dùng bằng tay. Còn loại impact socket đen xì thì không có, chỉ có loại ở trên với 6 góc.

Thông tin bổ sung cho bộ đầu chụp

Đến đây là bạn chọn được cho mình bộ tuýp đa năng hoặc kiệm năng rồi. Cũng có thể bạn không cần đọc thêm phần dưới đây. Tuy nhiên những thứ nháy nháy bé nhỏ, thường nó tạo ra sự khác biệt. Với các yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc tính đặc thù của ứng dụng, thông tin dưới đây giúp bạn có được điều đó.

  • Cũng đơn giản chỉ là đầu tuýp, chúng chia ra là loại NGẮN, hay DÀI. Bạn cần loại nào?
  • Hệ inch hay hệ mét, hay kết hợp cả 2?
  • Bộ tuýp đa năng này bạn có cần nó có luôn tuýp lục giác chìm hay không? Nó dùng để vặn mấy con lục giác âm trong máy. Nếu cần, bạn nên cho bộ có sẵn để tiếp kiệm thời gian và chi phí.
  • Nếu đã có đầu khẩu lục giác chìm, sao không tiện tay vớt bèo mua luôn bộ có các đầu mũi vít 2 cạnh, 4 cạnh, thậm chí đầu sao, hoa thị gì đó có luôn. Mà có hầm bà lằng như vậy thì nó tiện vô cùng, nhưng nó cũng nặng đáng kể khi lôi đi tới đi lui.
  • Cần lắc tay tự động ở trên, nó cũng tá lả bùng binh các loại. Bạn tỉ mỉ chút sẽ thấy nó nhiều kiểu tính năng khác nhau. Điều không đáng ngại là bạn lướt qua chút xíu ở mục cần tự động là sẽ ok thôi.

Bộ tuýp lục giác chìm điển hình 770-KIN

Đây là ví dụ điển hình cho một bộ tuýp hoặc típ, tùy theo cách gọi, điểm đáng lưu ý là đầu lục giác âm hay chìm. Thực tế nó tòi ra chứ không phải chìm, chính là do nó được dùng với con ốc lục giác nằm chìm trong máy hay chân đế hoặc một thứ gì nó chứa nó. Cái đầu lục lăng lòi ra trên cây tuýp sẽ nhét vào cái lỗ 6 cạnh kia.

Model Cần tự động Thành phần tuýp
770-KINMU 770-L1D 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12, 14, 17, 19 mm
770-KINMK 770-L1K 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12, 14, 17, 19 mm
770-KINAU 770-L1D 3/16, 1/4, 5/16, 3/8, 1/2, 9/16, 3/4 AF
770-KINAK 770-L1K 3/16, 1/4, 5/16, 3/8, 1/2, 9/16, 3/4 AF

Diễn giải trên đây có vẻ bình dân nhưng tin chắc 1 điều bạn hiểu hoặc hình dung ra nó là thứ gì. Đôi khi, cách nói giữa người này với người kia sẽ trở nên khó hiểu. Vậy tóm lại bạn nên gọi bộ điển hình này là Bộ tuýp lục giác. Rất dễ hình dung và xác định.

Hiển thị 1–45 của 63 kết quả