Kích thủy lực hay xylanh chuyên dụng để nâng hạ vật nặng. Chúng có 2 loại chính là 1 chiều Single Acting hoặc 2 chiều Double Acting. Loại xylanh 1 chiều chỉ dùng cho tác vụ nâng, loại còn lại dùng cho cả nâng và hạ. Khi bạn muốn kiểm soát cả 2 hướng dịch chuyển của hành trình, bạn chọn loại Double.

Xylanh thủy lực cũng phân nhánh thành 2 biến thể liên quan đến vật liệu vỏ. Chỉ có 2 loại phổ biến trên thị trường là vỏ thép và vỏ hợp kim nhôm. Vỏ bằng thép sơn tĩnh điện bề mặt thường rất nặng, vì thế kích thủy lực vỏ nhôm ra đời. Vậy nếu bạn không quan tâm đến khối lượng của kích, vỏ sắt là lựa chọn ít chi phí đầu tư nhất.

Kích thủy lực

Chưa xong, từ 2 kểu kích thủy lực chính, phân hệ thành 2 biến thể theo nguyên lý hồi về. Hiểu đơn giản là sau khi bạn bơm dầu vào, piston đi hết hành trình. Vậy khi nó tụt xuống (hồi về) bằng cách nào? Thông dụng nhất là hồi bằng lò xo (Spring return), cách khác là hồi bằng tải, tức là nó lấy tự trọng của vật bị nâng làm đối trọng đè piston hồi dầu bề bình chứa. Loại load return này thường dùng cho các kích thủy lực có tải trọng lớn.

Tải trọng: 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 15, 20, 25, 30, 40, 50, 75, 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500, 600 tấn. Hàng nhập khẩu chính hãng, CO&CQ đầy đủ, Giao hàng trên toàn quốc.

Cách chọn kích thủy lực nhanh nhất

Trong hàng trăm kiểu loại và thông số kỹ thuật, đôi khi làm cho bạn rối, không biết bắt đầu từ đâu. Dễ nảy sinh thiếu thừa hoặc không đúng mục đích sử dụng. Vậy để chọn được kích đúng và hiệu quả kinh tế cao, bạn cần xác định đúng mục đích của bạn cần là gì? Bạn chỉ cần đưa yêu cầu của bạn cho người cung cấp, họ sẽ giúp bạn phần còn lại.

Trường hợp bạn muốn chủ động hoặc kiểm tra chéo xem, nguời bán đã chọn đúng hay chưa? Bạn đi theo trình tự dưới đây, mọi việc sáng tỏ sau vài nốt nhạc cải lương.

  1. Bạn muốn nâng hay hạ cái gì?
  2. Trọng lượng vật cần nâng/hạ bao nhiêu tấn?
  3. Khoảng cách hay khe hở ban đầu để có thể nhét kích thủy lực vào là bao nhiêu?
  4. Bạn muốn nâng lên hay hạ xuống bao nhiêu minimet?

4 điều trên sẽ giúp bạn định hình cơ bản nhu cầu của bạn. Giờ thì tiến hành chọn loại phù hợp nhất.

  1. Bạn muốn dùng bơm thủy lực bằng tay hay bằng điện hoặc khí nén?
  2. Bạn cần 1 kích đơn hay nhiều xylanh cùng lúc?

Bạn viết ra giấy những điều trên và tiến hành lựa chọn. Việc xylanh hồi về bằng tải hay bằng lò xo là bước chọn sau. Vỏ của kích thủy lực bằng sắt hay bằng nhôm nó liên quan đến trọng lượng bạn mang vác nó nặng hay nhẹ. Dù trọng lượng thế nào thì đến đây việc của bạn cũng đã được giải quyết. Nếu không quá nặng về chi phí đầu tư, bạn chọn kích vỏ nhôm sẽ ít tốn sức mang vác hơn.

Kích thủy lực 1 chiều

Single Acting Cylinder, là loại kích có kết cấu chỉ nâng hay chỉ dùng cho thao tác đẩy. Dầu thủy lực chỉ chứa trong 1 buồng phía dưới, phía trên rỗng chứa không khí. Kích thủy lực 1 chiều chỉ có ứng dụng đẩy PUSH hay nâng vật nặng. Hiệu quả đẩy cao nhất khi hướng trọng lực hay hướng tải vuông góc với mặt kích. Kích 1 chiều còn chia nhỏ thành 2 loại dưới đây theo đặc tính hồi về của piston.

Nguyên lý cơ bản theo hình vẽ phía trên. Hiểu đơn giản là dầu đi vào khoang P, tạo ra áp lực lên piston, đẩy piston phi về phía trước theo hướng mũi tên. Khoang chữ B chứa không khí, khi piston S dồn lên, không khí trong khoang theo khe hở trục chính chui ra ngoài.

Thông thường khu vực này có dầu bôi trơn. Khi không khí phọt ra thường có bọt khí (nếu nhiều dầu) hoặc dầu rỉ chút đỉnh. Đây không phải là xì dầu, đơn giản là không khí nó chui ra từ khoang B thì nó vậy. Nếu không như vậy thì có thể dầu bôi trơn không có. Cũng có thể là nước do hơi ẩm tích tụ.

Muốn biết nó có xì dầu hay không thì bạn phải bơm dầu khí thế vào khoang P. Tới 700 bar mà vẫn ngon lành cành đào thì kg xì, còn nếu có xì thì chắc dầu tuôn xối xả. Và không thể có 700 bar đâu.

Khi kích hồi về, dầu quay trở lại bơm theo đường cũ, không khí lại ùa vào khoang B. Nếu không khí mà không vào được thì bạn cũng không trả piston về vị trí ban đầu được đâu. Lẽ thường tình thôi, nếu có nghe thấy tiếng rít của không khí ở khe cổ. Vô tư mái thoải mà dùng.

Xylanh thủy lực 2 chiều (kích đẩy kéo)

Double Acting Cylinder, là loại có kết cấu chia thành 2 khoang trong xylanh, mỗi khoang đều chứa dầu. Khoang trống phía trên cũng được bơm dầu vào để đẩy piston đi xuống. Các loại kích thủy lực trong dòng này bao gồm những model trong đó có chữ D, chẳng hạn NDAC Series, NDAH Series, ADHC Series. Và vì thế một vài đặc tính khác biệt cần chú ý. Vị trí của pistion trong lòng kích tùy thuộc áp lực dầu phía nào của kích lớn hơn. Nếu bơm dầu vào phía đáy ứng với ứng dụng nâng PUSH thì van 1 chiều phía trên phải mở cho dầu ở khoang trên hồi về bơm. Ngược lại với ứng dụng kéo PULL, dầu tràn vào khoang trên và dầu khoang dưới hồi về bơm.

Khi đẩy, dầu vào khoang P, khi kéo dầu vào khoang P2, ra ở khoang P và ngược lại. Xylanh 2 chiều khác với 1 chiều đó là khoang P2 được làm kín hơn, chịu được áp 700 bar. Tình huống của loại này hiếm khi thấy dầu rỉ ở đầu kích. Vì rỉ thì xem như xì dầu rồi. Kết cấu chi tiết hơn bạn vui lòng tham khảo “kích thủy lực là gì?”

Các loại kích sản xuất bởi BETEX Hydraulic

Câu hỏi hay ở chỗ này để bạn dễ nhớ là: Tại sao xylanh thủy lực 2 chiều thì lực Kéo – PULL luôn nhỏ hơn lực đẩy PUSH Câu trả lời là do diện tích piston phía khoang trên nhỏ hơn diện tích piston ở khoang dưới. Do diện bề mặt tích phía trên của pistion đã bị Piston Rod chiếm mất 1 phần rồi. Và theo định luật Pascal thì P = F.S.

STT Series Mô tả ngắn Loại kích Tải trọng
tấn
Hành trình
mm
1 NSSS 1 chiều, hồi về bằng lò xo phổ thông 4.5 – 100 25.4 – 406
2 NSLS 1 chiều, hồi bằng lò xo, kích lùn tẹt, mỏng dính dẹt như cái bánh 5 – 150 6 – 17
3 NSCS 1 chiều, hồi bằng lò xo  lùn 10 – 100 38 – 62
4 NSHS có lỗ thông tâm, 1 chiều, hồi bằng lò xo kích có lỗ  12 – 100 8 – 160
5 JLLC Kích có khóa hành trình, 1 chiều, hồi bằng tải Lock Nut 50 – 1000 50 – 300
6 JLPC có khóa, đầu kích xoay linh hoạt, hồi bằng tải Lock nut 60 – 520 45 – 50
7 NDAC 2 chiều, vỏ nhôm phổ thông 10 – 100 150 – 470
8 NDAH Kích 2 chiều thông tâm có lỗ 30 – 100 76 – 257
9 SSA Xylanh thủy lực 1 chiều vỏ nhôm, hồi bằng lò xo vỏ nhôm 20 – 100 50 – 250
10 ACHC Kích vỏ nhôm, 1 chiều, hồi bằng lò xo vỏ nhôm 30 – 60 50 – 150
11 ADHC Xylanh thủy lực 2 chiều vỏ nhôm, thông tâm có lỗ 30 – 60 50 – 250
12 ALNC Xylanh 1 chiều vỏ nhôm, có khóa, hồi bằng tải vỏ nhôm 20 – 100 50 – 250

Bảng trên đây cho bạn cái nhìn tổng quan nhất những gì BETEX có về xylanh thủy lực. Mỗi chủng loại hay dòng kích sẽ có khác nhau về kết cấu. Nó xuất phát từ yêu cầu của ứng dụng thực tế. Dưới đây ta sẽ khảo chi tiết từng dòng cụ thể.

Một vài thuật ngữ viết tắt trong thư mục này

  • Tải trong: TTg (tấn) = Capacity = Cap
  • Hành trình: HT (mm) = Stroke = Str
  • Chiều cao đóng: CCĐ (mm) = Close hight
  • Dung tích dầu: V (ml hoặc cm3)
  • Đường kính ngoài thân xylanh: OD (Ømm).
  • Trọng lượng xylanh: TL (g)

Xylanh thủy lực hồi về bằng tải

Load return: Bao gồm các dòng kích JLLC Series, JLPC Series, ALNC Series. Loại kích này không có cơ cấu lò xo như trên. Khi vận hành xong, dầu hồi về bơm do dự ứng lực và tải trọng của cơ cấu kích. Loại kích này có tốc độ hồi về rất chậm so với loại hồi về bằng lò xo. Thường cưỡng bức nó xuống cho nhanh bằng cách đè lên đầu kích hoặc dùng vật nặng đè lên. Loại kích này không dùng với người nóng tính hoặc các ứng dụng có chu trình lặp lại thao tác nhanh.

Kích thủy lực hồi về bằng lò xo

Spring return: Tức là trong thiết kế, lòng xy lanh cùng với piston, ty ben… được liên kết với 1 lò xo nằm bên trong. Khi vận hành, ty ben sẽ kéo căng lò xo, khi hoàn thành ứng dụng. Bao gồm các Series NSSS, NSLS Series, NSCS Series, NSHS Series, SSA Series, ACHC Series. Xả dầu về bơm, áp lực dầu giảm, lò xo sẽ kéo cây ty hay piston về vị trí cân bằng. Quá trình này nhanh hay chậm tuỳ thuộc độ cứng của lò xo và lưu lượng dầu đi qua valve 1 chiều về bơm.

Hiển thị tất cả 13 kết quả