Máy ép thủy lực căn bản chọn lựa theo tải trọng hay lực ép mà thiết bị đáp ứng. Thông thường, bạn chọn lực theo tấn, thông dụng có 10 tấn, 15t, 20t, 30t, 60t, 100t, 150t, 200t, 300 tấn hoặc các chỉ số lớn hơn. Kế đến bạn chọn xem chúng vận hành bằng bơm tay hay sử dụng điện hoặc khí nén. Các máy ép thủy lực có tải trọng nhỏ hay dùng bơm dầu bằng tay. Lớn hơn dùng bằng điện sẽ thuận tiện trong vận hành.

Khung ép thủy lực có kiểu dáng giống chữ H, nên chúng hay gọi theo hình thù này. Tuy nhiên bạn cần chọn kích thước bàn ép hay không gian ép để phù hợp với phôi mà bạn làm. Hầu hết các khung máy ép thủy lực đều điều chỉnh cao độ bằng các nấc thang rời. Tùy theo độ cao của phôi bạn điều chỉnh cho phù hợp. Khoảng cách của xylanh thủy lực khi rút hết về và hành trình mà nó kéo dài khi vận hành khác nhau.

Máy ép thủy lực chữ H

Phần lớn các máy ép có vị trí đặt ben dầu cố định, song một số có thể dịch chuyển theo phương ngang. Hiểu đơn giản là đầu ép có thêt3 trượt qua lại trên khung chữ H theo phương ngang. Điều này mang lại lợi ích đáng kể cho vị trí tiếp cận phôi hay vị trí công tác. Tải trọng càng lớn thì xylanh thủy lực càng có đường kính lớn. Hầu hết đều dùng loại 2 chiều khi bạn muốn điều khiển dạng Đẩy – Kéo.

Các thiết bị ép thủy lực lớn thường đi kèm theo bộ đồ gá, cụ thể là các khối V-Block. Phụ kiện này sẽ đi kèm theo máy ở một vài model, chúng sẽ được nhắc đến trong thuyết minh kỹ thuật và bạn cần nắm rõ khi mua. Các phụ kiện khác như đồng hồ chỉ áp suất hay công tắc hành trình là những thứ sẽ có tùy theo hệ bơm thủy lực.

Các máy ép thủy lực tải trọng lớn có các tính chất đặc thù của bàn công tác. Điểm này bạn tham khảo kỹ từng model máy. Nó phụ thuộc lớn vào phôi mà bạn cần dùng cho nó. Chân máy hay nền móng cũng là một điểm cần quan tâm và bạn phải thực hiện trước khi mua máy. Không gian đặt máy, điều kiện nguồn điện, không gian vận hành cũng như các thiết bị phụ trợ nâng hạ phôi.

Hiển thị tất cả 15 kết quả