- Bộ cờ lê
- Bộ đầu vít
- Bộ đồ nghề tiêu chuẩn
- Bộ đục số, đục chữ
- Bộ lục giác
- Bộ nhân lực
- Bộ tuýp socket khẩu
- Búa làm đồng xe hơi
- Búa tạ – Búa kỹ thuật
- Bút vạch dấu
- Cần tự động, lắc tay
- Cảo cơ khí
- Cờ lê đóng
- Cờ lê đuôi chuột
- Cờ lê lực
- Cờ lê móc
- Cờ lê thông dụng
- Cờ lê tự động
- Cưa cầm tay
- Dao cạo bạc đạn, vòng bi
- Dao cắt ống
- Dao kỹ thuật
- Dụng cụ cách điện
- Dụng cụ cho ô tô
- Dụng cụ chống cháy nổ
- Dụng cụ khí nén
- Đầu mũi vít
- Đầu tuýp đen
- Đầu tuýp, socket, đầu khẩu
- Đèn pin
- Đục bằng, vuông, nhọn
- Đục gioăng đục lỗ
- Ê tô kẹp
- Giũa kỹ thuật
- Kéo cắt tôn, thép tấm
- Kìm bấm cos
- Kìm các loại
- Kìm cắt cáp
- Kìm cắt chân linh kiện
- Kìm cộng lực
- Kìm mở phe
- Mỏ lết
- Nhíp gắp linh kiện
- Ta rô bàn ren
- Thanh chữ T đầu nối dài
- Tủ dụng cụ đồ nghề
- Tua vít các loại
- Xà beng các loại
- Cưa cành cây
- Kéo tỉa cành
- Máy cắt cành
Bộ mũi khoan kim loại nói chung khi chọn để mua bạn cần xác định vài thông số trước khi quyết định. Đôi khi chúng ta đổ đồng là mũi khoan sắt sẽ không đúng mục đích sử dụng nếu sai vật liệu. Cơ bản, trên thị trường có vài loại phổ biến, đối với người không chuyên dễ phân biệt bằng màu sắc. Màu trắng, chỉ dùng khoan sắt đúng nghĩa, khoan trên gang hoặc nhôm hay kim loại mềm. Màu vàng tối hay đà đà, ngà ngà là loại khoan được cho inox. Loại vàng chóe tóe lửa là loại phủ Titan, dùng cho các vật liệu cứng và dai hơn.
Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách chọn mũi khoan nhanh nhất và đạt hiệu quả sử dụng cao. Ngoài việc chọn từng size theo đường kính, thường gọi là nhặt từng size, bạn chọn bộ sẽ thuận tiện hơn. Nhược điểm của chọn bộ mũi khoan là có thể vài đường kính bạn không dùng tới. Ưu điểm mà nó mang lại còn nhiều hơn thế, đó là nó có hộp đựng, dễ bảo quản và nhiều kích cỡ trong hộp.
Cách chọn bộ mũi khoan kim loại
- Bạn khoan kim loại gì? Cần xác định rõ kim loại mà bạn muốn cho nó có lỗ. Kim loại mềm là nhôm, gang, đồng, loại này bạn chọn bộ mũi khoan màu trắng, hầu hết đều được làm bằng thép gió HSS = High Speed Steel. Các biệt vài loại rẻ tiền thì làm bằng Chrome Vanadium. Vậy bạn chỉ cần chọn vật liệu thép gió là oke rồi. Kế đến là đường kính cái lỗ sau khi khoan xong. Khi chọn bộ, có nghĩa bạn dùng nhiều kích cỡ khác nhau, Bộ mũi khoan ít cây nhất thường gồm 3-4-5-6-8mm hoặc tới Ø10mm. Nhiều hơn nữa là tới 25 cây với đường kính max là Ø13mm.
- Bộ mũi khoan thép? Thép đôi khi bạn sẽ hiểu sai và nhiều người dùng gọi sai. Khi nói tới thép, nó chính là hợp kim của sắt và vài nguyên tố khác. Chúng đặc trưng bởi độ cứng của thép, thiên hạ thường gọi là mác thép. Đặc điểm là độ cứng và độ bền mỏi khác nhau. Vì thế khi chọn mũi khoan thép bạn thật sự phải để ý tới độ cứng và khả năng kháng xé của vật liệu để chọn cho phù hợp. Thường sẽ chọn mũi khoan bằng thép gió phủ Cobalt 5% hoặc 8%. Đặc điểm nhận dạng là nó màu vàng đà đà.
- Bộ mũi khoan phủ TiN, titan? Loại này thường có màu vàng chóe, óng ả, bóng bẩy và long lanh. Đặc trưng của nó là khả năng chịu mài mòn, độ bền mỏi cao và dùng cho các kim loại có độ cứng cao. Vật liệu của mũi khoan bằng thép gió, phủ Titan. Một vài hãng họ trộn lần vào trong thay vì phủ. Trường hợp này mũi khoan có giá thành cao và bộ như vậy dùng cho các ứng dụng đặc biệt. Chẳng hạn như bạn khoan các cấu kiện xe hơi, cần đi nhanh, ngọt, mướt. Đặc biệt khoan nhíp xe hay cái gì đó cứng như vậy.
- Bộ mũi khoan hợp kim carbide? Loại này dùng cho các kim loại có độ kháng xé nhỏ hơn 1400N/mm2. Độ kháng xé hay độ bền mỏi của kim loại gì? Bạn vui lòng xem thêm trong các tài liệu hàn lâm, các sách vở để nhồi sọ cho ra 1 kỹ sư hay các kiểu thể loại thạc sĩ tiến sĩ. Trong khuôn khổ ở đây, bạn cũng hiếm khi phải khoan cái gì cần đến mũi carbide. Nhưng nếu có xảy ra, bạn cứ chọn loại có mảnh hợp kim đính vào là oke.
Bộ mũi khoan kim loại
Hiển thị tất cả 17 kết quả