Còn trẻ khoan nghĩ đến chuyện ổn định, lao lên trước, kiếm nhiều việc mà làm, kiếm nhiều sóng gió mà đón đầu, rồi vấp ngã rồi đứng dậy và trưởng thành với người ta. Chứ mới ra đời, muốn nhàn nhã, muốn không lo nghĩ, không gặp khó khăn, sống tà tà qua ngày, theo anh, mấy em nên ở tù đi, sống trong đó công việc đều đặn, ăn uống nghỉ ngơi đều đúng lịch trình định trước, vô cùng ổn định và tùy thuộc vào mức độ chịu chơi của các em mà tính lâu dài sẽ đi theo đó.
Bài viết truyền tải thông điệp rằng người trẻ không nên quá sớm tìm kiếm sự ổn định trong cuộc sống và sự nghiệp, mà thay vào đó nên tận dụng thời gian trẻ trung để đối mặt và vượt qua thử thách, từ đó tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành. Tác giả khuyến khích người trẻ học hỏi qua việc làm những công việc tưởng chừng như đơn giản và cơ bản tại nơi làm việc, như rót nước hay photocopy tài liệu, để hiểu hơn về đời sống văn phòng và cách tương tác với đồng nghiệp. Đồng thời, bài viết cũng nhấn mạnh việc không nên xem thường bất kỳ công việc hay người nào, và cần phải cống hiến thực sự cho công việc mà không chỉ tập trung vào lương bổng hay vị thế.
Sưu tầm từ: facebook
- Vào công ty, việc đầu tiên cần học là làm quen với mấy chuyện rót nước, lau bàn, xách giấy tờ đi ký, photocopy, dùng máy fax. Không quen thì phải tập nha, vì đó là những việc cơ bản mà bất kỳ ai tham gia đời sống văn phòng cũng phải biết làm và bắt đầu làm. Không phải ai đì mình khi giao cho mình những việc đó đâu, chẳng qua là vì em nhỏ nhất thì chịu khó mà làm. Hãy học cách chăm sóc cho người khác, quan sát nét mặt của họ để coi lúc nào nên nói cái gì, sau này có lợi cho chính mình chứ không ai.
- Đừng nghĩ bằng cấp của mình là ngon lắm. Trong công ty có nhiều người không có tấm bằng đại học nhưng đi làm đã 10 năm, kinh nghiệm chắc phải gấp 100 lần mấy em. Lý thuyết được học, đơn thuần là lý thuyết, thực tế rất khác, nhưng, nếu có lý thuyết tốt mà thêm thực tiễn giỏi thì mình sẽ tiến rất nhanh, nên khi ra trường đã có một đầu lý thuyết thì phải học thực tiễn từ các anh chị đi trước.
- Đừng bao giờ ngồi đó, thấy cấp trên của mình làm không đúng những gì mình học lý thuyết trong trường rồi chửi rằng sếp ngu, dựa vào quan hệ để lên làm sếp. Họ có thể ngu, nhưng họ lại làm sếp của mình. Mình chấp nhận làm cấp dưới của họ thì có nghĩa là… mình ngu hơn họ. Ở đời, muốn học thì dù đứng đối diện ai cũng có điểm tốt để học, tập nhìn mặt tích cực của một người và học hỏi từ đó đi.
- Đừng thấy sếp suốt ngày đi nhậu, đi tiếp khách, đi xa còn mình thì cấm đầu vào việc ở nhà rồi cho rằng họ sướng, mình khổ. Không đâu, đi nhậu là một kỹ năng mềm mà không phải ai cũng học được đâu. Dù thực tế rất buồn và nghe rất chán nản, nhưng hợp đồng được ký trên bàn làm nhậu và trên giường nhiều hơn bàn làm việc.
- Mấy năm đầu đi làm, khoan nghĩ nhiều tới lương, quan trọng là mình được làm với ai, học được những gì. Ai cũng có mặt mạnh mặt yếu, nên ráng học cái tốt từ họ trước, khi mình cứng hơn rồi thì bắt đầu tìm điểm xấu của người khác để tránh hay sửa. Lương quan trọng, đừng nói cái câu em đi làm không vì tiền, nghe sai trái và xạo lắm. Nhưng cần tiền đúng với khả năng của mình sẽ khác việc chỉ nhìn chăm chăm vào tiền và bỏ qua hết mọi thứ khác.
- Đừng chê bai công ty, đừng nghĩ rằng công ty có nghĩa vụ phải dạy mình hay đào tạo mình các thể loại. Công ty cần làm để kiếm tiền chứ không phải trường học mà dạy mình, học mười sáu năm đủ rồi. Đa phần công ty nào cũng mất khoảng 3 đến 6 tháng để đào tạo một người mới vào làm quen môi trường công sở. Lỡ làm 2 tháng thử việc xong mình nghỉ, vậy 2 tháng đó lương của mình từ đâu ra? Cũng là công ty chịu lỗ đó, vì rõ ràng trong 2 tháng, giá trị của mình mang về cho công ty gần như không có. Vì vậy, hãy ý thức được rằng, đây là môi trường để cống hiến.
- Không bao giờ được coi thường bất kỳ ai, dù là cô lao công, anh bảo vệ hay chú gởi xe. Họ đều như em, làm công ăn lương, thương nhau giúp nhau chứ không được đặt mình trên họ. Với lại, hãy coi công ty là nhà chứ không phải nghĩ công ty là phòng khách sạn, bước ra khỏi công ty phải dọn dẹp chỗ mình ngồi cho sạch sẽ đàng hoàng, kéo cái ghế, rửa cái ly nước chứ không phải quăng ra đó rồi cứ nghĩ có sẵn người dọn dẹp cho mình. Đi làm rồi, không ai ở không mà hầu mình đâu.
- Cấm tuyệt đối nghĩ bản thân cao hơn mấy cô bán bánh mì đối diện, chị bưng gánh bán hàng ăn mỗi chiều hay cô chú bán cơm trưa. Có thể môi trường kiếm sống của họ không tốt bằng mình, không ngồi máy lạnh như mình. Nhưng vị thế xã hội, họ là chủ của công việc họ làm, mình làm công cho người khác. Họ có thể không bán cho người họ không thích, nhưng mình dù không thích khách hàng đó vẫn phải làm vì sếp mình muốn. Mình rõ ràng thua họ, đừng chảnh.
- 22 năm đầu đời, chỉ đơn giản là những ngày lý thuyết và chưa bước chân vào thực hành. Giờ là trang mới của cuộc sống, đây là cuộc chiến chứ không còn là trường học.
- Mỗi công ty đều có một văn hoá nhất định, mình mới vào, ráng tìm hiểu văn hoá đó là gì, tự nghiệm coi bản thân mình có phù hợp và hoà nhập được không. Nếu không, hãy hỏi lại coi sức mình có đủ lớn, vị trí mình trong công ty là gì, có khả năng thay đổi không. Nếu cũng không, thì một là chấp nhận làm, hai là chuẩn bị rời khỏi đó kiếm môi trường khác, chứ đừng mong công ty thay đổi vì mình (nếu chức của mình chưa đủ lớn).
- Còn trẻ khoan nghĩ đến chuyện ổn định, lao lên trước, kiếm nhiều việc mà làm, kiếm nhiều sóng gió mà đón đầu, rồi vấp ngã rồi đứng dậy và trưởng thành với người ta. Chứ mới ra đời, muốn nhàn nhã, muốn không lo nghĩ, không gặp khó khăn, sống tà tà qua ngày, theo anh, mấy em nên ở tù đi, sống trong đó công việc đều đặn, ăn uống nghỉ ngơi đều đúng lịch trình định trước, vô cùng ổn định và tùy thuộc vào mức độ chịu chơi của các em mà tính lâu dài sẽ đi theo đó.
Điều này chỉ phù hợp với các quốc gia châu âu, (“khoan nghĩ đến chuyện ổn định, lao lên trước, kiếm nhiều việc mà làm”) . Điều này, không hoàn toàn đúng, thực tế là ngoài 30 mà chưa ổn định ở Việt Nam thì dễ thất nghiệp, các doanh nghiệp sẽ ít lựa chọn những nếu công- nhân viên lớn tuổi. Dĩ nhiên nếu thực sự cực kì giỏi và tài năng thì vứt đâu cũng có thể sống, thậm chí đứng lên làm chủ, còn nếu chỉ tầm tầm thì nên lựa chọn nghề nghiệp một cách cẩn thận.