- Bộ cờ lê
- Bộ đầu vít
- Bộ đồ nghề tiêu chuẩn
- Bộ đục số, đục chữ
- Bộ lục giác
- Bộ nhân lực
- Bộ tuýp socket khẩu
- Búa làm đồng xe hơi
- Búa tạ – Búa kỹ thuật
- Bút vạch dấu
- Cần tự động, lắc tay
- Cảo cơ khí
- Cờ lê đóng
- Cờ lê đuôi chuột
- Cờ lê lực
- Cờ lê móc
- Cờ lê thông dụng
- Cờ lê tự động
- Cưa cầm tay
- Dao cạo bạc đạn, vòng bi
- Dao cắt ống
- Dao kỹ thuật
- Dụng cụ cách điện
- Dụng cụ cho ô tô
- Dụng cụ chống cháy nổ
- Dụng cụ khí nén
- Đầu mũi vít
- Đầu tuýp đen
- Đầu tuýp, socket, đầu khẩu
- Đèn pin
- Đục bằng, vuông, nhọn
- Đục gioăng đục lỗ
- Ê tô kẹp
- Giũa kỹ thuật
- Kéo cắt tôn, thép tấm
- Kìm bấm cos
- Kìm các loại
- Kìm cắt cáp
- Kìm cắt chân linh kiện
- Kìm cộng lực
- Kìm mở phe
- Mỏ lết
- Nhíp gắp linh kiện
- Ta rô bàn ren
- Thanh chữ T đầu nối dài
- Tủ dụng cụ đồ nghề
- Tua vít các loại
- Xà beng các loại
- Cưa cành cây
- Kéo tỉa cành
- Máy cắt cành
Cờ lê lực, tay cân lực hoặc cần xiết chỉnh được lực (rối như mì tôm). Cần nổ, tên gọi nghe mông lung nhất trong giới mộ điệu. Cách gọi này xuất phát từ thực tiễn sử dụng là dụng cụ nó sẽ “nổ” cái “tách” khi tới ngưỡi lực momen thiết lập. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, loại này được gọi là “Click type”. Cá nhân người viết bài này thích tên gọi “cờ lê lực” hơn cả, tuy không hết nghĩa nhưng đẹp và cũng dễ hiểu.
Để chọn cho bạn một cây cờ lê lực không hề đơn giản, phần lớn phản hồi nhận được đều khá mơ hồ. Nhưng khi chọn, bạn cần nắm chắc một vài tiêu chí, nếu sai, hiệu quả sử dụng cực thấp nếu không muốn nói là “vô dụng”.
Khi đã nói đến momen, bạn phải nắm được “lực” và “cánh tay đòn”. Đó là lý do vì sao các tay cân lực càng lớn, cán càng dài. Lực được biểu thị bằng Newton (N), tay đòn được đại diện bằng thứ nguyên độ dài là Mét (m). Vì vậy momen luôn phải có đơn vị là Nm. Dù rằng ngoài xã hội vẫn còn dùng các đơn vị khác như lb.ft hay kgm, in.lb vân vân. Tự chung thì vẫn phải là 2 thứ nguyên lực x chiều dài.
Cờ lê lực ELORA Germany.
Lý thuyết là vậy, thực tiễn bạn vẫn nghe được đâu đó họ dùng với khái niệm kiểu “Tôi cần cây cờ lê lực 100 cân”. Chắc chỉ trong nhóm nhỏ với nhau mới hiểu được, nhưng cách gọi momen như thế là nhầm lẫn và thiếu xót nghiêm trọng. Bạn có thể dễ dãi bỏ qua và tự suy diễn sang ý đúng, nhưng kỹ thuật thì Đúng là Đúng, Sai là Sai.
Để thống nhất một cách gọi và cũng để phù hợp chung với hệ thống đo lường mà Vietnam sử dụng. Chúng ta thống nhất một cách gọi cho đơn vị momen là Nm. Đọc là Niu-tơn mét. Một vài bạn làm trong các công ty nước ngoài kiểu như Nhật hay Pháp, họ thường dùng là lb.ft, đọc là “pao fít”. Dù cách nào đi nữa thì tài liệu kỹ thuật hay catalogue, hướng dẫn sử dụng, họ vẫn có thêm 1 cột Nm. Ta bám theo cái này để đi tiếp câu chuyện.
Khi nào thì dùng cờ lê lực?
Khi mà bạn cần kiểm soát lực momen đối với bulong đai ốc mà bạn định xiết vào. Lực này cần đạt tới một giới hạn cho trước để đảm bảo bulong không bị giãn và sau đó là đứt gãy. Nhẹ nhàng thì có thể dẫn đến cháy ren (tuôn ren). Vậy trước khi bạn dùng cờ lê lực, bạn buộc phải xác định được momen tương ứng với thứ mà bạn sẽ xiết. Nếu không có chính xác từ tài liệu của người chế tác hay hướng dẫn sử dụng hoặc Data Sheet của nó, bạn đừng làm.
Hiệu chuẩn cờ lê lực trước khi xuất xưởng
Tôi gặp rất nhiều người hỏi thiết bị kỳ cục này nhưng lại không hề biết bulong mình cần xiết thì nó chịu được bao nhiêu Nm. Hay nói dễ nghe hơn là họ không biết bulong cần một lực là bao nhiêu. Khi được hỏi, họ toàn ước đoán, ậm ứ thiếu tính xác thực. Chính sự đoán mò này hay tự tin thái quá vào hai chữ “kinh nghiệm” nó sẽ dẫn đến thảm họa. Nếu bạn đã không biết giới hạn mỏi của bulong thì bạn đừng có dùng cờ lê lực. Vì có nó hay không có cũng như nhau cả.
Làm sao để biết bulong chịu được lực momen là bao nhiêu?
Như ở trên, bạn cần tra cứu tài liệu, không còn cách nào tốt hơn cả. Nếu bạn làm miết với một vài chủng loại trong phạm vi hẹp của bạn, bạn sẽ nhớ mà không cần lục tìm. Còn nếu không, bạn cứ kiên nhẫn cho lần đầu. Bởi kinh nghiệm thực tiễn với tôi cho thấy, hầu hết ra công trường, các thầy mo ngoài này toàn phán đại cho xong. Tôi sẽ chỉ ra cho bạn vì sao nó lại có cơ hội sai lớn và đừng lấy cây cờ lê lực làm bùa hộ mệnh.
- Với mỗi vật liệu khác nhau, khả năng chịu kéo giãn hay giới hạn mỏi của vật liệu sẽ khác nhau. Dù rằng bạn nhìn chúng giống giống nhau vẻ bề ngoài. Chúng ta dễ bị đánh lừa bởi hình dáng bên ngoài. Chuẩn ISO của bulong khác nhau thì giới hạn mỏi vật liệu sẽ khác nhau. ? Lực momen chịu sẽ khác.
- Cùng size bulong, nhưng nếu bước ren hay các thông số về ren khác nhau sẽ dẫn đến khả năng chịu kéo khác nhau. có nghĩa là bạn xiết với lực momen khác nhau cơ bản đấy.
- Bulong bạn dùng lần đầu tiên, mới keng xà beng sẽ khác với các bulong sử dụng lại. Momen bạn xiết lần sau sẽ nhỏ hơn lần đầu tiên. Điều này thật dễ hiểu với nhưng ai từng học về sức bền vật liệu hoặc phân tích ứng suất (Stress analysis).
Một ví dụ về momen cho bạn dễ hiểu vật liệu nó quan trọng như thế nào đối với momen.
Giả sử bạn có trong tay 1 con bulong M12 bằng inox và một con bulong khác được làm bằng đồng, mạ Niken. Wow, nhìn bề ngoài chúng thật giống nhau, thậm chí bước ren y chang nhau. Nhưng nếu bạn xiết cùng một lực momen, có thể 1 em sẽ bỏ bạn mà ra đi. Bạn sẽ thắc mắc vì sao bạn cùng dùng 1 cây cờ lê lực mà 1 bulong lại wéo?
(còn tiếp).
Cờ lê lực
Hiển thị tất cả 20 kết quả