- Bộ cờ lê
- Bộ đầu vít
- Bộ đồ nghề tiêu chuẩn
- Bộ đục số, đục chữ
- Bộ lục giác
- Bộ nhân lực
- Bộ tuýp socket khẩu
- Búa làm đồng xe hơi
- Búa tạ – Búa kỹ thuật
- Bút vạch dấu
- Cần tự động, lắc tay
- Cảo cơ khí
- Cờ lê đóng
- Cờ lê đuôi chuột
- Cờ lê lực
- Cờ lê móc
- Cờ lê thông dụng
- Cờ lê tự động
- Cưa cầm tay
- Dao cạo bạc đạn, vòng bi
- Dao cắt ống
- Dao kỹ thuật
- Dụng cụ cách điện
- Dụng cụ cho ô tô
- Dụng cụ chống cháy nổ
- Dụng cụ khí nén
- Đầu mũi vít
- Đầu tuýp đen
- Đầu tuýp, socket, đầu khẩu
- Đèn pin
- Đục bằng, vuông, nhọn
- Đục gioăng đục lỗ
- Ê tô kẹp
- Giũa kỹ thuật
- Kéo cắt tôn, thép tấm
- Kìm bấm cos
- Kìm các loại
- Kìm cắt cáp
- Kìm cắt chân linh kiện
- Kìm cộng lực
- Kìm mở phe
- Mỏ lết
- Nhíp gắp linh kiện
- Ta rô bàn ren
- Thanh chữ T đầu nối dài
- Tủ dụng cụ đồ nghề
- Tua vít các loại
- Xà beng các loại
- Cưa cành cây
- Kéo tỉa cành
- Máy cắt cành
Máy đo khoảng cách từ xa bằng tia laser, tính diện tích, thể tích, chiều cao vật thể. Đo góc nghiêng, độ dốc mái nhà, độ cao vật bị che khuất. Phương pháp đo quang học, nên các vật đo phải thoả mãn tính nhìn thấy và điều kiện môi trường sáng. Trên thị trường có nhiều loại máy khác nhau, về cơ bản chúng giống nhau cùng nguyên lý đo. Nhưng khác nhau về những tính năng cộng thêm, bên cạnh thang đo hay tầm đó mà máy đáp ứng được.
Có 4 tính năng căn bản nhất mà người dùng cũng sử dụng nhiều đó là đo khoảng cách, diện tích, thể tích, chiều cao. Tính năng đo theo định lý Pythagoras. Đây chính là đo cạnh góc vuông thứ 2 khi biết 1 cạnh huyền và cạnh còn lại của góc vuông đó. Nó gần giống như bạn đo chiều cao của cây cột khi bạn đứng thằng cùng nó.
Các tính năng khác thêm vào đòi hỏi người sử dụng phải chuyên sâu và nắm rõ căn bản hình học. Ngoại trừ việc bạn dùng tính năng nào đó thường xuyên chẳng hạn như đo độ dốc của mái nhà. Bạn học thuộc luôn các bước thao tác trên máy và chỉ cần bấm bấm theo đúng trình tự thì sẽ cho ra kết quả. Bạn xem thêm cách diễn giải máy đo khoảng cách từ xa đã dựa trên nguyên lý nào tại đây.
Máy đo khoảng cách từ xa
Có 2 thông số quan trọng của dòng máy này là khoảng cách đo lớn nhất và chức năng mà nó được trang bị. Các tiêu chí khác các bạn nên xếp nó ra sau. Ngày nay, với sự phổ biến của thiết bị cá nhân, tính năng kết nối với smartphone hay máy tính bảng cũng là một tiêu chí trong lựa chọn máy. Kết nối Bluetooth được xem là khá phổ biến, nhưng nếu bạn không cần lưu trữ trên máy vi tính thì hãy bỏ qua chức năng này. Bởi nó cũng gây nhiều rắc rối đối với người không chuyên.
Vậy làm sao để chọn máy laser đo khoảng cách một cách hiệu quả nhất? Câu hỏi này dễ được quan tâm nhiều hơn. Không ai có câu trả lời chính xác bằng người dùng. Bạn cần gì hay kỳ vọng máy làm được gì thì chọn đúng máy đó, trước tiên phải là thang đo. Tầm đo cho bạn biết phạm vi ứng dụng của thiết bị. Càng xa thì càng lắm tham số gây ảnh hưởng tới kết quả đo. Một điều ít ai để ý đó là giá trị quy ước trên thang đo của máy là điều kiện lý tưởng của phép đo.
Một điều không thể thiếu nữa đó là giá thành sản phẩm, Stabila có giá không hề rẻ, nhưng giá trị và lợi ích mà nó mang lại thì không so sánh với dòng máy phổ thông được.
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kết quả đo?
Wow, có vô vàn yêu tố gây nhiễu đến kết quả, nhưng liệt kê ra đây vài thứ để bạn nắm. Tất cả chỉ là để bạn biết nó có ảnh hưởng và hiểu sâu sắc hơn máy bạn cầm trong tay. Cuộc đời này chẳng có cái gì tuyệt đối cả, mọi thứ đều tương đối và ta lơ là đi để bằng lòng với thực tại.
Điều kiện ánh sáng
Vì máy đo khoảng cách từ xa bằng laser dựa trên nguyên lý của ánh sáng. Do vậy điều kiện sáng môi trường hay ánh sáng tỷ đối với môi trường rất quan trọng. Nếu máy bạn dùng trong nhà, ánh sáng ít chịu ảnh hưởng của tia nắng. Máy sẽ cho kết quả tốt hơn đo ngoài trời nắng chói chang.
Điều kiện này còn phụ thuộc bề mặt vật thể bạn chiếu tới khi thực hiện phép đo. Chúng có phản xạ ánh sáng tốt hay không là một vấn đề. Chẳng có gì lạ khi bạn hướng máy tới điểm đo 2 lần thì cho 2 kết quả khác nhau. Bạn đừng nghi ngờ hay buồn lòng vì điều đó. Nếu sai số không quá lớn thì cứ an tâm dùng máy đi. Dễ hiểu chỗ này đó là khi bạn chiếu máy vào bức tường sơn trắng và mái tôn màu tối thì 2 kết quả đáp ứng khác nhau.
Kỹ năng hướng máy tới điểm đo
Bạn hiểu đơn giản là khi bạn cầm máy đo khoảng cách trên tay, bật tia laser lên, hướng vào bức tường. Không bao giờ tia sáng bạn chiếu vào tường đó vuông góc với bức tường cả. Vì thế giá trị bạn đọc được trên màn hình LCD là độ dài của đường xiên. Đường vuông góc luôn có giá trị nhỏ hơn giá trị độ dài đường xiên. Nói cách khác, giá trị bạn đo được luôn là cạnh huyền của tam giác vuông. Nếu bạn thiết lập được hướng chiếu tia laser vào bức tường một góc vuông lý tưởng, giá trị đo ấy tiệm cận giá trị lý tưởng.
Từ trên đây bạn sẽ nhận ra rằng, cần chi chính xác tới minimet để làm gì? Tay chỉ run vì ăn cẳng gà thôi thì giá trị đo đã nhảy múa hàng mm rồi. Điều đó có nghĩa máy đo khoảng cách từ xa không phải chiếc đũa thần. Bạn chấp nhận một sai số để có giá trị ước đoán gần nhất với giá trị lý tưởng là được. Chẳng có cái gì đúng tuyệt đối đâu, chỉ có sự hiểu biết hữu hạn của chúng ta là tuyệt đối.
Các vật thể che chắn thị trường đo
Các bạn biết đấy, giá trị của thang đo quy ước trên máy sẽ đúng với điều kiện đo lý tưởng. Tức là từ chỗ bạn đứng cầm máy tới điểm cần đo không hề có vật cản. Nhưng thực tế ngoài đời nó không như vậy. Luôn có vận cản hay khả năng nhìn thấy của máy. Nhiều bạn lầm tưởng cứ hướng chấm laser vào chỗ nào thì nó đo khoảng cách đúng chỗ đó. Về cơ bản thì đúng như vậy, nhưng khi bạn đứng càng xa, chùm phân kỳ của máy đòi hỏi vùng đo càng lớn.
Đáng buồn thay chấm laser nó lại không lớn dần lên như thế. Vậy giá trị bạn đọc được trên máy đo khoảng cách cũng tương đối gần đúng thôi. Kinh nghiệm cho thấy là để có kết quả tin cậy và dùng được, bạn nên bấm đo vài lần. Mọi giá trị chỉ có tính tương đối và đáp ứng nhu cầu đo đạc là ok.
Máy đo khoảng cách
Hiển thị tất cả 7 kết quả