Mối lương duyên giữa Tháp Po Rome và Công Nữ Ngọc Khoa 1

Tháp Po Rome, nằm trên ngọn đồi Mbuen Acaow thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, là một di tích quan trọng của người Chăm, đặc biệt với cộng đồng Chăm theo đạo Bàlamôn. Tháp Po Rome mang giá trị lịch sử và kiến trúc.

Gắn liền với câu chuyện về mối lương duyên giữa vua Po Rome và công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Khoa, một trong những công nữ nổi tiếng của Đàng Trong Việt Nam. Nôi dung kết hợp giữa chính sử và dã sử.

Bối cảnh lịch sử

Vào thế kỷ XVII, khi chiến tranh Đàng Ngoài – Đàng Trong vừa bùng nổ, tình hình khu vực rất phức tạp. Năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong liên kết với người Champa nổi dậy chống lại chúa Nguyễn. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh đem quân dẹp yên, đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên. Đồng thời, từ cuối thế kỷ 16, người Champa thường buôn bán với người Bồ Đào Nha tại Ma Cao, làm tăng sự lo ngại về khả năng liên minh chống lại chúa Nguyễn.

Tháp Po Rome nhìn toàn cảnh

Trong bối cảnh này, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã quyết định sử dụng hôn nhân chính trị để củng cố quan hệ hòa hảo với Champa và tránh mối nguy bị Champa đánh úp sau lưng. Năm 1631, chúa Nguyễn gả công nữ Ngọc Khoa cho vua Po Rome của Champa, nhằm tạo sự hòa hiếu giữa hai nước và mở đường cho cuộc Nam tiến của người Việt.

Công Nữ Ngọc Khoa và cuộc hôn nhân chính trị

Nguyễn Phúc Ngọc Khoa, sinh ra ở Đàng Trong, là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và Mạc Thị Giai. Bà là con gái thứ ba của chúa Sãi, nổi tiếng với nhan sắc tuyệt trần. Theo truyền thuyết, nhan sắc của Ngọc Khoa đẹp đến mức khi chúa Sãi cho bà theo đoàn thương buôn vào Champa, Po Rome vừa nhìn thấy đã mê mẩn. Sự cuốn hút này khiến chúa Nguyễn quyết định gả Ngọc Khoa cho Po Rome để hòa hoãn với Champa.

Cuộc hôn nhân này không dễ dàng, bị đại thần hai nước phản đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, với quyết tâm của Po Rome và sự đồng thuận từ chúa Nguyễn, cuộc hôn nhân đã diễn ra tốt đẹp vào năm 1631. Ngọc Khoa trở thành vợ thứ ba của Po Rome và được vua rất sùng ái. Sự sùng ái này khiến bà nhanh chóng có ảnh hưởng lớn trong triều đình, dù phải đối mặt với sự ghen tuông và phản đối từ các hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih và thứ hậu Bia Than Can.

Tháp Po Rome và vai trò của Công Nữ Ngọc Khoa

Tháp Po Rome được xây dựng vào thế kỷ XVII theo phong cách kiến trúc hậu Bình Định – thời kỳ muộn. Kiến trúc của tháp bao gồm ba ngôi tháp: tháp chính, tháp cổng và tháp lửa. Hiện tại chỉ còn lại ngôi tháp chính, hai ngôi tháp còn lại đã sụp đổ nhưng vẫn còn dấu tích. Tháp chính cao 16,5m, gồm 4 tầng, với mỗi cạnh dài 7,30m. Trán cửa được trang trí bằng các hình lá leo bằng đất nung. Đỉnh nóc là một tảng đá lớn hình tháp cong bốn mặt được trang trí bằng những nét khắc vạch.

Trong lòng tháp là khu vực đặt tượng thờ vua Po Rome, một tác phẩm điêu khắc độc đáo cao 1,2m, thể hiện hình ảnh Thần – Vua trong nghệ thuật cổ Champa. Tượng có 8 tay, mỗi tay cầm một biểu tượng của thần Shiva như đinh ba, kiếm, chén, dao găm, búp sen, và cung nhỏ. Bức tượng có ba đầu đội mũ trụ tóe ra 5 tia hình lông công, đeo hoa tai và vòng cổ, toàn bộ cấu trúc của tượng được quét sơn, mặt trắng, môi đỏ, các nét mắt đen đậm.

Trước cửa tháp là một sân nhỏ hình chữ nhật dài 5m, rộng 3m, nơi thường tổ chức các sự kiện, nghi lễ tín ngưỡng trong dịp lễ hội. Cửa tháp cao 1,7m, rộng 1,2m, khung cửa ra vào bằng đá, cửa có cánh bằng gỗ sơn màu huyết bò. Trong tiền đường có hai tượng bò thần Nandin tạc bằng đá xanh.

Những sự kiện xảy ra sau cuộc hôn nhân

Một thời gian sau, Ngọc Khoa sinh bệnh không rõ nguyên nhân. Bà nói với Po Rome rằng thần Krek đã quấy phá và chỉ khi chặt cây Krek, bà mới khỏi bệnh. Cây Krek, ngoài việc là biểu tượng thiêng liêng của Champa, còn là vật liệu quý để đóng thuyền chiến. Po Rome, vì quá yêu và chiều chuộng Ngọc Khoa, đã ra lệnh chặt cây Krek, nhưng cây phun máu và binh lính không thể chặt đổ. Cuối cùng, Po Rome tự mình chặt cây, và khi cây đổ, máu chảy ra suốt bảy ngày bảy đêm, Ngọc Khoa khỏi bệnh.

Năm 1651, xung đột giữa Champa và Đại Việt bùng nổ. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho quân tiến đánh Champa. Po Rome, dùng gỗ Krek đóng thuyền chiến, đối đầu với Đại Việt nhưng bị bắt và tự sát trên đường giải về Huế. Người dân Champa tin rằng thất bại này là do Po Rome đã chặt cây Krek, làm thần linh trút giận lên ông và không còn phù hộ cho Champa. Họ cũng trách Ngọc Khoa đã làm vua mê muội, dẫn đến sự sụp đổ của Champa. Sau khi Po Rome tử trận, Ngọc Khoa tự sát theo.

Tháp Po Rome – Biểu tượng của tình yêu và lịch sử

Tháp Po Rome nằm trên ngọn đồi cao khoảng 50m, xung quanh là vùng thấp nên không bị che chắn. Khuôn viên tháp có nhiều cây cao, bóng mát quanh năm. Từ đây có thể quan sát toàn vùng rộng lớn từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến Cà Ná phía Nam tỉnh. Phía sau những trụ điện gió là hồ nước thủy lợi Bàu Zôn, con đường cao tốc Bắc Nam đang thi công, kéo dài từ Phước Vinh về hầm chui núi Vung đi qua Vĩnh Hảo. Cảnh quan nơi đây rất đẹp, buổi chiều khi mặt trời lấp sau cao nguyên Lâm Viên, cả dãy núi rừng xanh rì của chiến khu CK7 xưa nhuộm hồng rực rỡ.

Hàng năm, Tháp Po Rome tổ chức các lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ công ơn vua Po Rome. Các lễ hội truyền thống ở tháp Po Rome bao gồm: Lễ mở cửa tháp, Lễ cầu đảo (Yuôr Yang), Lễ hội Katê, Lễ hội Chabul (lễ cúng Nữ thần Mẹ xứ sở). Đến thăm tháp vào những dịp lễ này, du khách có thể hòa mình vào dòng người nhộn nhịp đầy màu sắc và hiểu rõ hơn về văn hóa Chăm theo đạo Bàlamôn.

Mặt chiếu bằng của tháp Po Rome

Tháp Po Rome được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 1140/1992/QĐ-BVHTT ngày 31/8/1992. Nếu có cơ hội đến Ninh Phước, Ninh Thuận, đừng quên ghé thăm cụm tháp này để chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật và khám phá những nét tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Chăm.

Tháp Po Rome là một công trình kiến trúc độc đáo và biểu tượng của mối lương duyên lịch sử đầy ý nghĩa giữa vua Po Rome và công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Khoa. Cuộc hôn nhân này giúp duy trì hòa bình giữa hai quốc gia và mở đường cho cuộc Nam tiến của người Việt. Câu chuyện về Ngọc Khoa và Po Rome, dù được ghi chép không nhiều, vẫn là một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa của cả Champa và Việt Nam.

Qua bao biến cố lịch sử và thời gian, tháp Po Rome vẫn đứng vững, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của dân tộc Chăm. Đến thăm tháp Po Rome, du khách được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đặc sắc. Có cơ hội hiểu thêm về một mối lương duyên đầy bi kịch và ý nghĩa trong lịch sử.

Nguyễn Phúc Ngọc Khoa, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Ngọc Khoa, con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và Mạc Thị Giai, là em ruột cùng mẹ với công nữ Ngọc Vạn. Nhan sắc của bà đẹp đến mức chỉ một lần chúa Sãi cho Ngọc Khoa theo đoàn thương buôn vào Champa, Po Rome vừa nhìn thấy đã mê mẩn, từ đó chỉ còn mơ tưởng gặp lại và sở hữu nhan sắc tuyệt trần kia. Điều này được ghi trong tác phẩm “Lược sử dân tộc Chăm” của hai tác giả Dohamide và Doroheim.

Công Nữ Ngọc Khoa và mối lương duyên với vua Po Rome

Biết được vua Po Rome bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của con gái mình, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã quyết định gả Ngọc Khoa cho Po Rome để hòa hoãn với Champa. Quan trọng hơn, quyết định này giúp tránh mối nguy bị Champa đánh úp sau lưng và thực hiện những mưu đồ sau này. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nhận thấy Po Rome là người rất giỏi thao lược, chú trọng mở rộng kinh tế và có ngoại giao tốt với các nước mạnh như Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia. Điều này làm tăng sự lo ngại khi Champa mạnh lên sẽ làm cho Đại Việt khó giữ yên bờ cõi.

Cuộc hôn nhân này gặp nhiều phản đối từ đại thần hai nước. Tuy nhiên, với Đại Việt thì không quá lớn, còn Champa thì các đại thần phản đối mạnh mẽ. Dù vậy, vì ý vua đã quyết, cuộc hôn nhân diễn ra tốt đẹp vào năm 1631.

Ngọc Khoa trở thành vợ thứ ba của vua Po Rome. So với hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih và thứ hậu Bia Than Can, công nữ Ngọc Khoa (Bia Ut Yuôn) khi về Dinh điện của Champa rất được vua Po Rome sùng ái. Sự sùng ái này khiến Ngọc Khoa nhanh chóng có ảnh hưởng lớn trong triều đình. Một thời gian sau, không biết vì lý do gì, Ngọc Khoa sinh bệnh và không ai có thể chữa trị được. Nhiều nguồn liệu ghi lại, Ngọc Khoa giả vờ bệnh để thực hiện mục đích nào đó mà chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã căn dặn. Cuối cùng, mọi chuyện cũng rõ khi Ngọc Khoa nói với Po Rome rằng nàng bị thần Krek quấy phá, làm sinh bệnh; và chỉ có cách chặt cây Krek thì nàng mới khỏi bệnh.

Với vương quốc Champa, ngoài hoa sứ (hoa Champa) là loài hoa được xem là quốc hoa của Champa, thì cây Krek là cây được xem là nơi thần ngự trị và hộ mệnh cho vương quốc Champa. Không những vậy, cây Krek là cây thân gỗ được Champa sử dụng để đóng thuyền chiến cho thủy binh. Chính vì vậy mà nhân dân Champa rất coi trọng và hết lòng bảo vệ cây Krek.

Đã biết vì sao mà Bia Ut Yuôn bị bệnh chữa hoài không hết, cộng thêm việc Po Rome quá yêu và chiều chuộng Bia Ut Yuôn. Cho nên, vua Po Rome đã ra lệnh cho binh lính chặt cây Krek mọc trong dinh điện của mình. Tuy nhiên, khi binh lính dùng rìu chặt cây Krek thì cây phun ra những tia máu giết chết ngay tại chỗ.

Quá tức tối và nóng giận việc binh lính không chặt đổ được cây Krek, thêm việc bệnh tình Bia Ut Yuôn ngày càng nặng. Đích thân vua Po Rome đã rút gươm chặt đổ cây Krek. Vua chặt đúng ba nhát thì cây Krek đổ xuống nhưng lạ thay thân cây vang than khắp trời và máu trong thân chảy ra suốt bảy ngày bảy đêm. Sau bảy ngày bảy đêm tuôn máu, cây Krek chết, đúng lúc thì Bia Ut Yuôn hết bệnh.

Năm 1651, Champa và Đại Việt bắt đầu trở mặt nhau. Chủ động trong vấn đề này, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho quân tiến đánh Champa. Ngay lập tức, vua Po Rome cho sẻ gỗ Krek đóng thuyền chiến bắt đầu cuộc chiến với Đại Việt. Trong trận hỗn chiến với Đại Việt, vua Po Rome bị trúng kế, kết quả là bị bắt và tự sát trên đường giải về Huế.

Cuộc chiến kết thúc, Đại Việt thắng trận và chiếm nhiều vùng đất của Champa. Tuy nhiên, nhân dân Champa không tin với tài thao lược của vua Po Rome thì Đại Việt sẽ đánh thắng dễ dàng. Họ cho rằng vua Po Rome thua trận là do ngài đã chặt đổ cây Krek, thần linh vì thế mà trút giận lên người Po Rome. Đặc biệt là thần Krek không phù hộ, che chở vận mệnh cho Champa nữa. Xảy ra điều này là do công nữ Đại Việt Ngọc Khoa đã mê muội Po Rome, vì thế nhân dân Chăm giận dữ tìm giết Ngọc Khoa. Tuy nhiên, khi biết tin Po Rome tử trận thì Ngọc Khoa đã tự sát theo.

Thay cho lời kết

Tháp Po Rome là một công trình kiến trúc độc đáo và biểu tượng của một mối lương duyên lịch sử đầy ý nghĩa giữa vua Po Rome và công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Khoa. Cuộc hôn nhân này giúp duy trì hòa bình giữa hai quốc gia và mở đường cho cuộc Nam tiến của người Việt. Câu chuyện về Ngọc Khoa và Po Rome, dù được ghi chép không nhiều, vẫn là một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa của cả Champa và Việt Nam.

Qua bao biến cố lịch sử và thời gian, tháp Po Rome vẫn đứng vững, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của dân tộc Chăm. Đến thăm tháp Po Rome, du khách được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đặc sắc mà. Có cơ hội hiểu thêm về một mối lương duyên đầy bi kịch và ý nghĩa trong lịch sử.

Trích dẫn từ nguồn:

  1. https://ninhphuoc.ninhthuan.gov.vn.
  2. wikimedia.

Chia sẻ ý kiến của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 bình luận

Đang tải dữ liệu
  1. Cường PK

    Tháp Po Rome đứng vững giữa trời xanh, như chứng nhân cho một mối tình bi tráng giữa vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa – nơi tình yêu và chính trị hòa quyện trong lịch sử Champa và Đại Việt 🤧

    99