Tường thành cổ Nhơn Hải thuộc một xã ven biển nằm cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 15 km, đang thu hút sự chú ý của du khách và các nhà nghiên cứu bởi công trình cự thạch ẩn mình dưới làn nước biển trong xanh. Trong số đó, tường thành cổ dưới đáy biển Nhơn Hải là một trong những bí ẩn lớn.
Công trình gợi lên nhiều thắc mắc về lịch sử và nguồn gốc của nó. Những bí ẩn chưa có lời giải đáp luôn gây sự tò mò và chú ý của con người. Thật may mắn khi chúng ta cũng có các công trình cự thạch từ thời cổ đại. Chúng có thể thuộc về một nền văn minh nào đó trong quá khứ từng tồn tại.
Khám phá tường thành cổ Nhơn Hải đầy bí ẩn
Tường thành cổ đầu tiên được phát hiện nối liền từ vách đá thôn Hải Nam ra đến đảo Hòn Khô của thôn Hải Đông. Bề mặt tường thành phẳng và rộng hơn 10m, có thể là vậy hoặc nó đổ xuống tạo nên bề mặt này. Độ cao của tường thành chưa xác định được.
Những ngư dân địa phương khẳng định rằng, tường thành này không được xây dựng bằng đá hoặc gạch, mà bằng hồ vữa đặc nguyên khối. Tất nhiên đây chỉ là góc nhìn của ngư dân. Sự vững chắc và kết cấu kỳ lạ của tường thành này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và du khách.
Cách đó không xa, tại thôn Hải Giang, cũng có một đoạn tường thành chìm dưới mặt nước biển, dài hơn 3 km. Khi thủy triều xuống, tường thành này hiện ra, để lộ ra một cấu trúc rộng khoảng 3-4m mà người dân địa phương gọi là Rạng Cầu. Cả hai đoạn tường thành này có kết cấu giống nhau, dẫn đến giả thuyết rằng chúng có thể là một phần của một tường thành kéo dài.
Trong bài viết này, đề cập đến đoạn gần 3km chìm dưới biển, bạn chỉ nhìn thấy khi thủy chiều xuống.
Những công trình phòng thủ khác nhau
Trên vùng núi thôn Hải Giang, một lũy đá kéo dài bao quanh đỉnh núi Tam Tòa, thuộc hệ thống núi Phương Mai của khu vực Hải Minh. Lũy đá này được xây dựng bằng cách xếp chồng những viên đá núi có nhiều kích cỡ khác nhau. Chiều cao của lũy đá khoảng từ 1 – 1,5m, đáy rộng 2m, và bề mặt rộng 1,2m.
Các chuyên gia nhận định rằng, lũy đá này và tường thành Nhơn Hải là những công trình phòng thủ khác nhau, có thể thuộc về những thời kỳ và mục đích khác nhau. Về phần lũy đá hay Trường Lũy như một cách gọi khác của dân địa phương sẽ có trong bài khác và clip khác.
Bí ẩn chưa được giải đáp về tường thành
Dù có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của tường thành cổ, cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chép chi tiết về việc xây dựng những công trình này. Theo cơ quan chức năng tỉnh Bình Định, các mẫu vật từ tường thành đã được lấy để nghiên cứu, nhưng hiện vẫn chưa có kết quả cụ thể. Việc gửi mẫu ra nước ngoài giám định cần kinh phí lớn, nên chưa thực hiện được.
Thực sự nếu đánh giá đúng mức độ quan trọng của lịch sử và tò mò về khối cự thạch khổng lồ này, sẽ cần đến một qui mô cấp quốc gia. Để trả lời cho câu hỏi “Họ đã xây dựng nó như thế nào?” – Ai đã xây tường thành Nhơn Hải? – Mục đích xây để làm gì? – Nó đã có từ bao giờ? – Vì sao nó có hiện trạng như hiện nay? và hàng tỷ câu hỏi khác.
Theo các thư tịch cổ, người Champa đã xây dựng nhiều thành lớn tại Bình Định như Thị Nại, Đồ Bàn, Chas và Uất Trì. Tuy nhiên, không có tài liệu nào đề cập đến tường thành ở vùng biển Nhơn Hải. Điều này khiến nhiều người tin rằng tường thành cổ dưới đáy biển có thể có nguồn gốc khác, có thể là của một nền văn minh xa xưa hơn cả Champa.
Sức hút du lịch khám phá đối với giới tò mò
Tường thành cổ dưới biển Nhơn Hải đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Thời điểm thích hợp nhất để tham quan là từ tháng 4 đến tháng 8, khi nước biển trong xanh và thời tiết thuận lợi. Mỗi tháng, chỉ có một vài ngày khi thủy triều xuống, tường thành mới lộ rõ, thường là vào mùng 1 và ngày rằm (âm lịch). Điều này tạo nên một sức hút đặc biệt, khiến du khách đổ về đây để chiêm ngưỡng và khám phá.
Mặc dù tới đây, vào thời điểm 08/2024 thì xung quanh chưa có nhiều cơ sở lưu trú đúng tầm. Nhìn từ trên cao, dường như họ đang xây dựng một cầu ven núi để ngắm tường thành cổ này. Có thể sẽ phá vỡ cảnh quan cổ đại nhưng sẽ thuận lợi hơn cho du khách.
Đây có thể là món quà trời ban cho du lịch Quy Nhơn và người dân địa phương. Dù hiện nay cách quản lý du lịch còn tự phát và cảnh chèo kéo du khách, mời mọc này kia cũng làm nản đời. Điều không thể cưỡng lại được đó là cảnh đẹp.
Góc nhìn thành cổ từ trên cao đầy huyền bí
Khi nhìn từ trên cao, tường thành cổ Nhơn Hải trông như một công trình cự thạch khổng lồ, với những khối đá lớn hơn nhiều lần so với các khối đá xây dựng kim tự tháp hay Puma Punku ở Nam Mỹ. Các khối đá này được xếp chồng lên nhau một cách kỹ lưỡng, cho thấy kỹ thuật xây dựng tinh vi của người xưa.
Dường như, tường thành đã bị đổ sập hướng ra biển do vận động kiến tạo của vỏ trái đất, để lộ ra lớp xếp chồng của các khối đá khổng lồ. Giả sử đây không phải do ngã đổ của tường thành thì sẽ chân đế, nếu vậy nó càng trở nên khổng lồ khi còn nguyên trạng cổ xưa. Nền văn minh nào đã tạo ra nó?
Bí ẩn và mục đích sử dụng của công trình
Mục đích xây dựng của tường thành cổ dưới biển Nhơn Hải vẫn là một bí ẩn lớn. Vị trí nối liền hai đầu mỏm núi, tường thành có thể đã từng là một nơi trú ẩn cho tàu chiến. Hoặc cũng có thể là một công trình phòng thủ quan trọng. Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn về điều này.
Mọi thứ tồn tại trên hòn bi xanh khổng lồ này đều có lý do của nó. Bất kể thời gian phong hóa nó như thế nào, dấu tích cũng sẽ còn đâu đó.
Đôi điều tóm lược
Tường thành cổ dưới đáy biển Nhơn Hải là một bí ẩn chưa được giải đáp, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và du khách. Với vẻ đẹp kỳ vĩ và những câu chuyện huyền bí xung quanh, tường thành này là một di tích lịch sử quan trọng. Tường cổ cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và đầy bất ngờ.
Việc nghiên cứu và khám phá tường thành cổ Nhơn Hải sẽ còn tiếp tục, hy vọng sẽ có những phát hiện mới giúp giải mã bí ẩn của công trình cự thạch này.
Những cảnh đẹp luôn được khám phá từ trên cao☺️
Nhìn mỏm núi giống như con rùa biển đang nằm.