Platinum là gì? Giá của kim loại Platinum Leave a comment

Platinum hay còn gọi là bạch kim là một kim loại hiếm. Nó nổi tiếng bởi vẻ đẹp sáng bóng, màu bạc, không bị xỉn màu khiến nó được coi là vàng trắng. Có vai trò rất quan trọng trong ngành trang sức. Được tìm thấy từ rất lâu, người Maya cổ đại dùng nó làm trang sức. Trước 1700 nó được xem là phiền toái do là phụ phẩm của quá trình khai thác vàng.

Sau 1700 người ta mới chú ý đến các đặc điểm thú vị khiến nó được quan tâm hơn. Màu sắc của nó là sự lai tạo giữa vàng và bạc. Nó có trọng lượng nặng hơn nhưng trơ về mặt hóa học. Không bị xâm nhập bởi các chất khác nên luôn giữ được màu sắc, sáng bóng theo thời gian. Nó cũng có nhiệt độ nóng chảy cao, dễ gia công và có vai trò quan trọng trong nền công nghiệp.

platinum là gì

Platinum là gì?

Là một kim loại rất hiếm chỉ tìm thấy một lượng nhỏ ở vỏ trái đất. Nó có vẻ ngoài khá giống bạc nên thường gây nhầm lẫn. 90% sản lượng được tìm thấy trong các trầm tích ở Nam Phi và Nga. Ngoài ra có thể tìm thấy như phụ phẩm của quá trình khai thác đồng và niken.

Nó được tìm thấy nhiều ở nơi có nhiều tia cực tím như vành đai núi lửa, thiên thạch hay mặt trăng. Mỗi năm chỉ có vài trăm tấn được khai thác trong khi nhu cầu của thế giới ngày càng tăng.

Nhóm bạch kim dẫn đầu bởi Platinum và 5 chất khác nằm cùng nhóm trong bảng tuần hoàn. Đặc trưng của nhóm này là quý hiếm, có tính xúc tác mạnh, ít bị các nguyên tố khác xâm nhập. Năm 2007 Gerhard Ertl đã chứng minh chi tiết quá trình oxy hóa CO(carbon monoxide) bằng bạch kim và đã đạt giải Nobel. Ngày nay các tiêu chuẩn khắt khe về khí thải khiến bạch kim càng được sử dụng nhiều.

Platinum là một kim loại quý có nhiều tính chất đặc biệt, bao gồm:

  • Độ bền cao
  • Khả năng chống ăn mòn
  • Khả năng dẫn nhiệt tốt
  • Khả năng dẫn điện tốt

Ứng dụng của Platinum

Bộ chuyển đổi xúc tác: là bộ phận lọc khí độc của xe hơi, buộc phải có để được cấp phép. Thường làm bằng gốm, lưới lọc bằng Kanthal(FeCrAl) đòi hỏi khả năng chịu nhiệt cao. Phần quan trọng nhất thường là các chất thuộc nhóm bạch kim để làm chất xúc tác. 3 chất trong nhóm bạch kim được sử dụng nhiều là Rhodium, Palladium và Platinum. Trong đó Platinum hoạt động mạnh nhất nhưng không phù hợp cho tất cả trường hợp. Các trường hợp khác sẽ sử dụng Rhodium, Palladium để thay thế. Palladium khử hidro tốt nhất, Rhodium oxy hóa CO tốt nhất. Bạch kim(Platium) có thể sử dụng xúc tác cho cả 2 quá trình. Hiệp định Paris ra đời yêu cầu khắt khe về khí thải của xe hơi. Khiến giá nguyên liệu của nhóm Platinum tăng mạnh làm tăng cao chi phí sản xuất.

Platinum được sử dụng làm điện cực trong các nhiên liệu và pin. Các pin nhiên liệu sử dụng platinum để tạo ra điện từ hydro và oxy, trong khi pin sử dụng platinum để chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện năng. Platinum là một vật liệu dẫn điện tốt, có thể giúp các tế bào nhiên liệu và pin hoạt động hiệu quả hơn.

Trong các thiết bị điện tử. Platinum có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, giúp nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng hàn đòi hỏi độ chính xác cao.

Trong các ứng dụng cơ khí chính xác, chẳng hạn như chế tạo đồng hồ và máy móc y tế. Platinum có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn, khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi độ bền và độ tin cậy cao.

Trang sức: nó được gọi là vàng trắng vì vẻ đẹp của nó. Nó bền, an toàn, không xỉn màu và luôn có giá trị giao dịch.

Platinum có thể được sử dụng để sản xuất dụng cụ cơ khí cầm tay, nhưng nó không phải là một lựa chọn phổ biến. Platinum là một vật liệu đắt tiền, và chi phí này thường khiến nó trở thành một lựa chọn không khả thi cho các dụng cụ cơ khí cầm tay giá cả phải chăng. Ngoài ra, platinum có thể khó gia công, và điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, platinum có một số tính chất đặc biệt khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi độ bền, độ tin cậy và hiệu suất cao. Platinum có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tuyệt vời và khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Những tính chất này khiến platinum trở thành một lựa chọn lý tưởng cho các dụng cụ cơ khí cầm tay được sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách platinum được sử dụng trong dụng cụ cơ khí cầm tay, tuy nhiên chỉ là số ít hoặc đặc biệt:

  • Kìm cắt dây cáp của thợ điện thường có hàm được làm bằng platinum để đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn cao.
  • Cờ lê mỏ lết của thợ cơ khí thường có trục được làm bằng platinum để đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn cao.
  • Tua vít lục giác của thợ máy thường có đầu được làm bằng platinum để đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn cao.

Trong những trường hợp này, chi phí cao của platinum được bù đắp bởi độ bền và khả năng chống ăn mòn cao của vật liệu.

Giá của kim loại Platinum

giá của kim loại platinum

Từ trước đến nay nó luôn được xem là kim loại quý để giao dịch và tích trữ. Nó là chất xúc tác của các phản ứng quan trọng trong nền công nghiệp. Nó giúp đốt cháy xăng hiệu quả và làm giảm khí thải. Giá của Platinum luôn được giữ ở mức ổn định ~1000$/troy bằng một nửa của vàng.

Nó được đúc thành thỏi giống vàng để giao dịch và tích trữ. Mỗi năm chỉ có vài trăm tấn được sản xuất chủ yếu ở Nam Phi, nguồn cung ở Nga dễ bị ảnh hưởng bởi chính trị. Nếu nắm được quy luật cung cầu và sự phát triển của thị trường bạn có thể kiếm lời từ Platium.

Các tiêu chuẩn khắt khe về khí thải khiến Rhodium được ưa chuộm hơn Pladinum. Điều này khiến Rhodium tăng giá gấp 6 lần lên 29.000$/troy chỉ sau một năm. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với Platinum nếu thị trường thay đổi. Nó gắn liền với ngành công nghiệp ô tô và trang sức vì thế không quá khó để đoán.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ ý kiến của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *